PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÀ
TRƯỜNG THCS HỢP ĐỨC
Video hướng dẫn Đăng nhập

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Tiểu thuyết: “Hòn đất”

Tác giả : Anh Đức

 

 

     Hòn đất: tiểu thuyết/Anh Đức .- Tái bản lần thứ tư .- H. : Lao động, 2007 .- 387tr. ; 21cm.

 

KHXG: STKV-00181

 

      Thầy cô vác em học sinh thân mến !

      Hòn Đất là một tiểu thuyết của nhà văn Anh Đức. Cuốn tiểu thuyết này viết về cuộc chiến đấu của dân và quân huyện Châu Thành, tỉnh Rạch Giá (nay thuộc huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang), Việt Nam, chống lại quân đội Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ trong giai đoạn chiến tranh đặc biệt của cuộc Chiến tranh Việt Nam.

       Nhà văn Anh Đức đã viết cuốn tiểu thuyết này trong hai năm 1964 và 1965. Một năm sau, tiểu thuyết Hòn Đất được Nhà xuất bản Văn học xuất bản lần đầu và đã được trao tặng giải thưởng văn nghệ Nguyễn Đình Chiểu. Sau đó, tác phẩm đã được tái bản nhiều lần cũng như được dịch và xuất bản bằng nhiều thứ tiếng, như: AnhĐứcEsperantoNhật BảnNgaPhápTây Ban NhaTrung Quốc...

       Là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của nền văn học chống Mỹ, ở vùng giải phóng miền Nam, tác phẩm Hòn Đất đã phản ảnh kịp thời hiện thực cách mạng miền Nam trong giai đoạn chiến tranh đặc biệt. Tác giả vừa nêu được những phẩm chất tiêu biểu của người chiến sĩ giải phóng miền Nam, vừa mô tả được tính cách của con người Nam Bộ: nghĩa khí, bộc trực, nhân ái...

       Ngoài ra, tác giả cũng rất chú trọng mô tả chiều sâu nội tâm của nhân vật: tâm trạng bi kịch của bà Cà Sợi, sự thức tỉnh của hạ sĩ Cơ, nỗi quặn đau cùng lòng tự hào của má Sáu, sự hoang mang của thiếu tá Sằng sau khi đã trổ hết mưu kế… Đặc biệt, tác giả đã dành nhiều công sức, tình cảm để đi sâu, làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của chị Sứ: thương mẹ, yêu chồng con, luôn lo lắng đến đồng chí, đồng bào ngay cả khi cận kề cái chết.

       Câu chuyện kể về  Người con gái có “suối tóc để dài từ đỉnh đầu bất khuất xuống gót chân bất khuất” ấy đã làm kẻ thù run sợ trước tinh thần cách mạng ngoan cường của mình! Từ một nguyên mẫu có thực ngoài đời, nhà văn Anh Đức đã dựng lên hình tượng chị Sứ - nhân vật chính trong tác phẩm nổi tiếng “Hòn Đất”. Cùng bao bà mẹ, bao người chị miền Nam, người con gái xứ Hòn ấy đã hy sinh cuộc đời thanh xuân của mình để đất nước nở hoa độc lập.

 

      Tên thật của chị là Phan Thị Ràng, sinh năm 1937 tại làng Lương Phi huyện Tri Tôn, An Giang. Là con thứ tư trong gia đình nên mọi người gọi chị là Tư Ràng.

Gia đình chị có 5 người con, con đầu là Phan Văn Tỏ đi bộ đội ở trung doàn 126,128 tỉnh Long Châu Hà. Người thứ 3 là Phan Thị Rõ. Người thứ tư là Phan Thị Ràng (chị Sứ). Người thứ năm là Phan Văn Du, người thứ sáu là Phan Văn Mì, thương binh 2/4 - là Phó ban Dân vận tỉnh An Giang.

       Năm 1948, trước cảnh ruồng bố của bọn Samacum và quân tề ngụy, gia đình chị Tư Ràng rất cơ cực. Năm 1949, chị Tư Ràng được người dì ruột đưa về Konpongcham để học may và giúp đỡ gia đình. 15 tuổi, Tư Ràng là một cô gái xinh xắn được nhiều chàng trai chú ý.

      Năm 1953, nhà chị có một số cán bộ xưởng công binh tỉnh Long Châu Hà thường ghé vào nấu cơm nhờ, Giám đốc xưởng là Phan Văn Hổ. Ông Hổ có cảm tình với bà Hương - má chị Ràng, đã nhờ chính quyền địa phương mai mối. Sau này hôn lễ cử hành, gia đình chị Tư dời về nhà mới của ông Hổ. Nhà ông cũng là nơi giao nhận vũ khí, vật liệu sản xuất, phân phối súng đạn, chị Tư Ràng bị cuốn hút vào công việc của xưởng công binh của ba dượng. Tại xưởng, có anh Lê Vinh Quang là thợ đúc kiêm Quản trị văn phòng hay hướng dẫn Tư Ràng làm sổ sách, giao dịch. Thấy anh Quang hiền lành, chịu thuơng, chịu khó nên chị Tư Ràng cũng có cảm tình. Trong một dịp liên hoan ở xưởng, ông Hổ đã tuyên bố ngày hứa hôn anh Quang với chị Ràng.

       Sau hiệp định Giơnevơ, xưởng công binh tập kết ra Bắc, gia đình chị Tư Ràng cũng có tiêu chuẩn đi, anh Phan Văn Tỏ và em Phan Văn Du đã về chào gia đình để xuống tàu, còn em Mì nhỏ tuổi, má lại đang có bầu sợ đi lại sanh nở giữa đường, chị Tư đành chia tay với chồng chưa cưới, ở lại với má và em, không đi ra Bắc.

       Là gia đình 3 đời theo cách mạng, mấy má con chị Ràng sống ở Bình Sơn không yên phải trốn về Rạch Sỏi ở nhờ nhà một người quen. Chẳng bao lâu chị bị một tên cảnh sát cùng hoạt động với chị trước đây ỏ Xà Tôn phát hiện. Cả nhà lại dời về Vàm Rồng dựng căn nhà lá để sống, được vài tháng thì bị bão đánh sập. Một lần nữa mấy má con lại trở về quê cha ở Tri Tôn sống với chị Ba Rõ, Tư Ràng được chú ruột là Phan Văn Tiếp giới thiệu với Chi bộ Núi Dài, chị được phân công làm tình báo hoạt động công khai tại thị trấn. Lúc này, Phan Văn Mì 8 tuổi đi bán chuối chiên và bún, được chị Tư giao thu lượm tin tức của bọn tề xã cung cấp cho chị.            Thời gian sau bọn địch đánh hơi được hoạt động của Tư Ràng, chúng tổ chức vây bắt nhưng không được. Tư Ràng lại về Hòn Đất với cái vỏ làm nghề may, cung cấp cho tổ chức nhiều tin quan trọng, chính xác. Một tên trung uý cảnh sát mê mẩn sắc đẹp của Tư Ràng, thường ngồi uống cà phê bên đường ngắm chị may quần áo. Một lần hắn đến nhà rất sớm quyết định tỏ tình với chị bằng cả một tương lai cho gia đình chị: “Anh xin cưới em, sẽ cất nhà mới mời má và em Mì về ở cùng, anh bảo đảm đời sống ba má con em suốt đời”. Thấy Tư Ràng lắc đầu hắn thêm một câu khiến chị choáng váng: “Anh biết em không tập kết theo gia đình, theo người chồng đã hứa hôn, ở lại Bình Sơn để hoạt động công khai. Lấy anh, em sẽ tránh được cái án tù chung thân hoặc tử hình. Anh mà nói dóc, đạn ăn anh”. Ngay đêm đó, Sáu Mì lại chèo xuồng đưa chị đi trốn. Năm 1962 chị Tư Ràng mới quay lại hoạt động ở núi Hòn.

      Tháng 01/1962, địch mở một trận đánh lớn vào núi Hòn, gồm một lữ đoàn thuỷ quân lục chiến, 10 đội bảo an, 8 đại đội dân vệ và 1 trung đội chiến tranh tâm lý. Các cán bộ, du kích rút vào khu vực núi Hòn, gồm: Hòn Quéo, Hòn Sóc, Hòn Đất, Hòn Me (sau này là hang huyện ủy, hang Tuyên huấn, hang Ủy ban, hang Huyện đội). Sáng tinh mơ ngày 08/01/1962, chị Tư Ràng cùng một số bà con xuống suối Lươn lấy nước bị địch phục kích bắt được chúng tra tấn chị cho đến chết.

       Sài Gòn giải phóng, anh Quang (người yêu cũ của chị) trở về thăm Hòn Đất. Đứng trước nấm mộ Tư Ràng, anh Quang không rời mắt nhìn ảnh người vợ chưa cưới, nước mắt chảy dài. Anh thì thầm: “Ràng ơi. Dù bà con, đồng đội có gọi em là Tư Phùng, Tư Ràng hay chị Sứ thì em vẫn là người con gái anh hùng của Hòn Đất, là người con của dòng họ Phan một lòng yêu nước”. Sau đó anh cùng đồng đội cũ về An Giang thăm mộ chị Tư Ràng. Má nói với anh: “Con với Tư Ràng không có duyên kiếp này thì đành hẹn kiếp sau. Các con đã sống trọn đời cho đất nước. Còn má, má tự hào với dòng họ Phan đã một lòng theo cách mạng”…..

       Chi Sứ hy sinh vì sự sống của đồng đội và vì lý tưởng mà chị nguyện suốt đời đeo đuổi.

       Thư viện xin trân trọng giới thiệu với thầy cô và các em tác phẩm “ Hòn đất”!

                                                                                    Hợp Đức, ngày 23 tháng 12 năm 2016

               NGƯỜI GIỚI THIỆU         

 

                 Hoàng Thị Thu Hà

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hoàng Sa – Trường Sa, những tiếng gọi thiêng liêng cất lên từ trong sâu thẩm tâm hồn, trong tiềm thức của nhân dân Việt Nam... và với cả thế hệ trẻ chúng ta, những người đã và đang vươn mầm ... Cập nhật lúc : 9 giờ 42 phút - Ngày 6 tháng 4 năm 2018
Xem chi tiết
Giáo dục kỹ năng sống đã và đang là một vấn đề quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh sinh viên và mọi lứa tuổi. Trí thông minh, sự hiểu biết cộng thêm thái độ tích cực chỉ ma ... Cập nhật lúc : 10 giờ 13 phút - Ngày 21 tháng 3 năm 2018
Xem chi tiết
Mẹ vắng nhà là tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Thi, được viết vào tháng 6.1966, từ chuyện có thật của mẹ con chị Út Tịch ở Trà Vinh. Đó là thế giới tuổi thơ của 5 chị em con Bé tự chăm s ... Cập nhật lúc : 8 giờ 52 phút - Ngày 3 tháng 3 năm 2018
Xem chi tiết
Mỗi chúng ta khi được sinh ra trong thế giới này đã là một niềm hạnh phúc. Tuy nhiên chúng ta không tồn tại như những cá thể độc lập mà hạnh phúc đích thực chỉ nảy sinh khi chúng ta được tắm ... Cập nhật lúc : 8 giờ 40 phút - Ngày 6 tháng 2 năm 2018
Xem chi tiết
Một công trình sử học được xây dựng trong bối cảnh lịch sử như thế hẳn mang hơi thở của thời đại, phản ánh được tương đối chính xác và đầy đủ thực tế hào hùng của đất nước. Và điều chắc chắn ... Cập nhật lúc : 8 giờ 26 phút - Ngày 9 tháng 1 năm 2018
Xem chi tiết
Hình tượng anh bộ đội cụ Hồ đã trở nên thật gần gũi, thân thương, là một biểu tượng đẹp, rất đáng tự hào của người Việt Nam. Những hi sinh, gian khổ mà họ trải qua trong chiến tranh; nhữ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 53 phút - Ngày 2 tháng 12 năm 2017
Xem chi tiết
Có thể em không là một người học trò giỏi, có thể em không thành công như những gì thầy mong đợi nhưng ít nhất em đã cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mình theo lời dạy của thầy. Ngày sa ... Cập nhật lúc : 8 giờ 18 phút - Ngày 1 tháng 11 năm 2017
Xem chi tiết
Thư viện trường THCS Hợp Đức biên soạn cuốn thư mục chuyên đề "Sách tham khảo môn vật lí 9" với 13 tài liệu tham khảo của môn vật lí giúp thầy cô và các em có thể lựa chọn được những tài liệ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 26 phút - Ngày 12 tháng 10 năm 2017
Xem chi tiết
Cuộc sống quanh ta được tạo nên từ những điều giản dị. Đại dương bao la kia lại bắt đầu từ những hạt muối nhỏ mặn mòi. Những chồi non nhỏ bé mướt xanh báo hiệu Đông tàn. Cánh én chao nghiêng ... Cập nhật lúc : 8 giờ 0 phút - Ngày 3 tháng 10 năm 2017
Xem chi tiết
Tai nạn đuối nước đang khiến các bậc phụ huynh và toàn xã hội lo lắng. Là một tỉnh miền núi có nhiều sông, suối, ao, hồ, việc nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân về phòng tránh tai nạn đuố ... Cập nhật lúc : 7 giờ 17 phút - Ngày 19 tháng 9 năm 2017
Xem chi tiết
12345